Trình độ Đăng Nhập Home
Xem hình
Nuôi dạy con gái - P3
Năng lực cảm xúc: Đây là phần tiếp theo của loạt bài Nuôi dạy con gái trưởng thành mạnh mẽ và tự tin. Trong bài này mình đề cập đến năng lực cảm xúc. Để đặt nền tảng cho sự phát triển của trí tuệ cảm xúc, ba/mẹ cần giúp con phát triển năng lực cảm xúc, bao gồm hai loại kĩ năng: một là kĩ năng nhận định cảm giác của bản thân và lắng nghe tiếng nói từ nội tâm mình; hai là kĩ năng cảm nhận người khác để quyết định cách xử sự đối với họ. Có được năng lực cảm xúc, cô bé con của bạn sẽ mạnh mẽ, tự tin và biết cách bảo vệ bản thân.

Về cơ bản, có 4 loại cảm xúc chính đóng vai trò làm kim chỉ nam cho chúng ta định hướng hành động của mình. Khi ta sợ, ta sẽ thận trọng hơn. Khi ta nổi giận, ta sẽ quyết liệt thể hiện chính kiến của mình. Khi ta buồn, ta sẽ tự thoại với bản thân và tìm sự an ủi trong vòng tay ấm áp của người thân. Và khi ta vui, ta sẽ tưng bừng hớn hở thể hiện trạng thái tích cực và sảng khoái của mình. Mặc dù các trạng thái cảm xúc của con người thường phức tạp hơn và là sự pha trộn của hai hay nhiều loại cảm xúc cùng một lúc, việc nhận định được 4 loại cảm xúc cơ bản sẽ giúp con bạn hình thành dần trí tuệ cảm xúc và sự phát triển của trí tuệ cảm xúc đóng vai trò rất quan trọng cho năng lực giao tiếp xã hội và khả năng thành công trong cuộc sống của cô bé sau này.

1. Cảm giác sợ hãi

Mỗi người đều có bản năng nhận định nguy hiểm và cảm giác sợ hãi gắn liền với bản năng này. Ba/mẹ cần dạy cho con lắng nghe tiếng nói từ nội tâm của mình – Con cảm thấy ổn không khi con tiếp xúc với người này/ ở trong hoàn cảnh này/tình huống này? Con có cảm giác có gì không đúng không? Con có cảm thấy dường như có chút gì mờ ám không? Chẳng hạn như con thấy ông kia mỉm cười vẻ hiền hậu, nhưng ông ta cười bằng miệng trong khi ánh mắt của ông ta “không cười”. Cảm giác “chút gì đó đáng sợ” sẽ giúp con gái bạn lùi lại và tự bảo vệ mình trong tình huống không an toàn, chẳng hạn như có một người lạ mời mọc/lôi kéo đi đâu đó. Con gái thường rất hay cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ khi có một người lạ tiến đến và nói: “Cô ơi, tôi ốm quá! Giúp tôi với!” Nếu con cảm thấy không an toàn, con sẽ từ chối thay vì sẵn lòng chìa tay với họ.

Lắng nghe tiếng nói từ nội tâm, tin vào cảm giác của chính mình, biết cách quan sát và đánh giá nhanh được tình huống khi có cảm giác lạ, nhận thức được rằng người ta tiếp cận mình có thể với nhiều động cơ khác nhau - đó là kĩ năng cần có của một cô gái mạnh mẽ.

2. Cảm giác tức giận

Tức giận là khi sự khó chịu, không thoải mái dâng lên khiến con muốn nắm chặt tay mình, nghiến răng hay chau mày và tự nhận thấy: “Người ta đang ép mình làm điều mình không thích”, “Người ta đang làm một điều xấu/nói một điều không hay về tôi.” Dạy con nhận định cảm giác tức giận không phải để dạy con bùng nổ, la hét, đánh đấm hay cư xử thô lỗ, bởi đó là biểu hiện của một người không kiềm chế được bản thân, không làm chủ được tinh thần. Con cần biết thể hiện cơn tức giận thế nào cho đúng và cách thể hiện cơn tức giận đúng nhất là hãy nói ra: con hãy nhìn thẳng vào đối tượng khiến con giận và nói rõ ràng: “Tớ không thích thế đâu”, “Tớ không muốn thế”, “Tớ sẽ không làm như thế”.

3. Cảm giác buồn bã

Làm cha mẹ chẳng ai vui nổi khi con mình buồn. Con buồn vì bị điểm kém, bị bạn bỏ rơi, bị cô giáo phạt, bị thất bại trong một cuộc thi... Đời về cơ bản là buồn nên có ai tránh khỏi nỗi buồn đâu! Nhưng phần lớn cha mẹ đều mong con vui nên sẽ tìm cách làm cho con quên buồn bằng cách trêu chọc, kể chuyện vui, cho ăn ngon, đưa đi chơi... Thực tế chuyên gia tâm lý thì lại khuyên rằng hãy để cho con buồn bởi sau nhiều lần buồn thì khả năng vượt qua nỗi buồn sẽ tốt hơn. Và trong khi con buồn, việc của bạn là hãy ở bên con: “Ừ buồn quá nhỉ! Nhưng con không phải buồn một mình đâu, vì con có ba/mẹ ở đây bên con”.

4. Cảm giác vui

Là một trong những cảm giác dễ nhận biết nhất và cũng dễ lan tỏa nhất. Cô bé của bạn sẽ trở thành một cô bé xinh đẹp đáng yêu khi bé hay cười và vui vẻ. Bởi vậy bất kì dịp nào vui, hãy giúp niềm vui nhân lên gấp nhiều lần bằng cách cùng cười, cùng đùa, cùng tận hưởng. Ít nhất là để những kỉ niệm hạnh phúc của thời thơ ấu sẽ thành dấu ấn đẹp trong lòng bé, và để cảm giác hạnh phúc sẽ xoa dịu những nỗi buồn hay thất vọng mà con gặp phải.

Nhận thức được cảm giác của bản thân và biết cách thể hiện cảm giác của bản thân sẽ giúp con gái tự chủ tốt, đặc biệt là trong những mối quan hệ đầu tiên của cuộc đời. Cô bé sẽ biết tránh những người bạn xấu, không đáng tin cậy. Ba/mẹ có thể chỉ cho con thấy rằng khi con phải thay đổi mình quá nhiều vì bạn, phải làm những thứ mà con không thích, chỉ trao đi mà không nhận lại được gì hay luôn ở tư thế của người cần bạn, phải giữ bạn thì đó là những người bạn không đáng có. Hay khi con phải chịu đựng bạn, chịu đựng những lời nói xấu, những đòi hỏi q và một tình bạn khiến con kiệt quệ, nhiều nỗi buồn và sự tức giận hơn niềm vui thì đó không phải là một tình bạn đẹp. Đây cũng là nền tảng để con dần dần phát triển những mối quan hệ xã hội sau này, biết mình ở đâu, muốn gì và biết người khác cảm thấy ra sao. Trên nền tảng của năng lực cảm xúc được hình thành từ tuổi nhỏ, trí tuệ cảm xúc sẽ dần dần phát triển và làm cơ sở cho cuộc sống và công việc của con sau này.




HÃY TẠO TÀI KHOẢN VÀ ĐĂNG NHẬP

Bài học sẽ chi tiết hơn, nhiều kỹ năng hơn và có nhiều hỗ trợ giúp bạn học hiệu quả và mau tiến bộ. Hãy ĐĂNG NHẬP vào hệ thống để truy cập mục quản lý việc học của bạn. Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy TẠO TÀI KHOẢN tại đây. Việc đăng ký và gia hạn tài khoản là hoàn toàn miễn phí. Trong thời gian tới, ngoài hệ thống bài không yêu cầu đăng nhập ra thì e4k.vn sẽ soạn một số bài dành riêng cho member và học viên đòi hòi bạn phải đang nhập mới có thể học được. Hãy tạo tài khoản sớm và bạn và trải nghiệm những lợi ích mà Website mang lại cho thành viên.
Sau khi tạo tài khoản, Website sẽ tự động gửi link kich hoạt tài khoản vào email của bạn. GMAIL và YAHOO có thể kiểm duyệt và chuyển thư gửi tự động sang mục SPAM, bạn check cả 2 mục này và kích hoạt tài khoản nhé. Khi bạn đăng nhập, Website sẽ giúp bạn lưu lại thông tin mỗi lần bạn làm bài, nhờ đó bạn có thể giám sát được quá trình học cũng như nhận được các lời khuyên liên quan giúp việc học của bạn hiệu quả hơn. Mình lấy ví dụ một hình minh họa khi mình code và chạy thử ở phía dưới. Bạn có thể tham khảo.
Cảm ơn các bạn đã ghé qua website và hi vọng bạn có thể cải thiện kỹ năng tiếng anh qua các bài học.



CÁC PHẦN TIẾP THEO CỦA BÀI HỌC
Nuôi dạy con gái

Home   |  Page   |  Group   |  About Us
English for Kids là một phần của ELT, được thực hiện bởi
cô Huyền, thầy Sơn 2 bạn BiBi và Susie.
Chi phí duy trì server được sponsored bởi nhapkhau.top
Nếu bạn có lòng hảo tâm ủng hộ hãy tùy tâm chuyển khoản chung tay duy trì server cùng chúng tôi. Thông tin: Ngân hàng Techcombank. Chủ tài khoản: Phạm Thanh Sơn.
Số TK: 11521416740013 .
Xin chân thành cảm tạ
!