Trình độ Đăng Nhập Home
Xem hình
Hãy yêu con thêm nhiều lần nữa !
Một ngày trước Valentine’s Day, thấy mọi người thay nhau share những câu chuyện tình yêu và nhắc nhau hãy yêu nhau thật nhiều khi còn có thể, mình cũng muốn nhắc mọi người đừng quên đưa con trẻ vào danh sách những người cần được yêu thật nhiều nhé. Thật đấy, nhắc thế nghe thật ngốc vì ai chẳng yêu con, nhưng mình thấy yêu và thể hiện tình yêu thì không phải cha mẹ nào cũng làm được. Có lẽ riêng về việc thể hiện tình yêu thì chúng ta nên có thêm nhiều cách vì sự kín đáo đặc trưng của nền văn hoá truyền thống đã khiến tình yêu của chúng ta dành cho tụi nhỏ bị “ẩn” đi rất nhiều.
Thực tế cho thấy các bạn nhỏ (1-9t) được bố mẹ âu yếm ôm hôn nhiều hơn các bạn từ 10t trở lên. Không chỉ vậy, càng lớn các bạn ấy càng ít được ngợi khen; thay vì vậy chủ yếu bị nhắc nhở, chỉ dạy, so sánh (với con nhà người ta), chê bai (để khích lệ sự cố gắng), và đánh đập (sự thật là câu “yêu cho roi cho vọt” luôn đúng ở VN). Các bạn ấy cũng ít khi được nghe câu “Bố/mẹ yêu con” hay “Bố/mẹ tự hào về con” hoặc “Ngủ ngon nhé con yêu!” Phải thừa nhận là việc nói ra câu yêu thương có vẻ rất dễ gây ngượng ngùng với người lớn, kể cả với những đứa con mới hơn 10t của mình. Tuy nhiên, một số rất đông cha mẹ lại ấm ức khi những đứa con không bày tỏ tình yêu hay sự biết ơn đối với mình khi đã trưởng thành. “Tôi đã hy sinh cả cuộc đời cho nó, vậy mà nó lại như thế!” “Hy sinh cả cuộc đời” là cách phổ biến nhất để người lớn thể hiện tình yêu con, nhưng lại chính là cách “khó hiểu” nhất để những đứa trẻ cảm nhận được tình yêu. Cảm nhận sao được khi đứa trẻ chỉ nhận được sự giận dữ khi nó mang về điểm kém, sự so sánh khi nó “không bằng con nhà người ta”, sự chì chiết khi nó trót mắc lỗi, sự thiên vị khi đối xử giữa nó với anh chị em và sự trừng phạt roi vọt khi nó phạm sai lầm lớn? Và đứa trẻ không nhận được sự bày tỏ yêu thương cũng sẽ không học được cách bày tỏ yêu thương. Vì vậy, nhân ngày của tình yêu, mọi người hãy đừng ngại ngần bày tỏ yêu thương với nhau và đặc biệt là với con nhé.

1. Hãy khen thật nhiều khi có thể và hãy động viên khuyến khích thật nhiều kể cả khi con chưa làm được tốt. Đừng bao giờ so sánh con với ai khác vì điều đó sẽ làm tổn thương lòng tự tôn và mài mòn sự tự tin của con.
2. Hãy hít thở thật sâu khi giận dữ và hãy cân nhắc thật kĩ trước khi thể hiện cơn giận với con. Nói ra không phải để hả cơn giận mà để con hiểu cảm xúc của bố/mẹ, vì vậy hãy cẩn trọng với lời nói và đòn roi, đừng làm tổn thương con.
3. Hãy dành thời gian để lắng nghe vì con cần sự sẻ chia hơn cần tiền bạc. Bạn có thể nghĩ rằng bạn đang làm việc cật lực hết thời gian vì tương lai của con nhưng đứa trẻ có thể sẽ cảm thấy nó đứng ngoài cuộc sống của bạn. Mất thói quen tâm sự với cha mẹ, đứa trẻ sẽ tự khép mình lại trong thế giới riêng của nó và cha mẹ sẽ mất cơ hội có được một chiếc chìa khoá vào thế giới đó.

4. Nghiêm khắc và kỉ luật không đồng nghĩa với đòn roi và mắng nhiếc. Nghiêm khắc và kỉ luật chỉ là đặt ra giới hạn với biện pháp thưởng phạt hợp lý. Việc đặt ra giới hạn cần được thống nhất giữa người lớn trong nhà, việc thưởng phạt phải nhất quán và rõ ràng, ko thay đổi, ko có ngoại lệ. Nếu kiên trì duy trì kỉ luật như vậy, đứa trẻ sẽ tự nhận thức được giới hạn mà không nhất thiết bố mẹ phải mắng nhiếc hay đánh đập.
5. Ôm thật nhiều. Những cái ôm thường xuyên đem lại sự kết nối dịu dàng mà không cần bất cứ lời nói nào để thể hiện. Bất kể đứa trẻ nào cũng đều cảm thấy tình yêu ấm áp bao la trong cái ôm của cha mẹ, cho dù nó ở độ tuổi nào.
6. Tôn trọng con và thể hiện sự tôn trọng đó ở thái độ coi con là bạn bè (không phải một đứa trẻ bảo gì phải nghe nấy), không chê bai bạn bè hay thầy cô mà con yêu quý (thay vì vậy hãy lắng nghe con chia sẻ về họ); không đọc trộm nhật ký hay thư tình (con cũng cần khoảng trời riêng chứ!); mời con chia sẻ hoặc tham gia ý kiến việc trong nhà (ít nhất con cũng có thể lắng nghe và biết về sự việc, thay vì bị coi là đứa trẻ chẳng biết gì).

7. Kiên nhẫn với những nhược điểm và sai lầm của con, xác nhận rằng ai cũng có lúc sai nhưng sai lầm chỉ là cơ hội tốt để sửa chữa và làm tốt hơn ở lần sau. Chì chiết về lỗi sai chỉ giúp giải toả tâm trạng của cha mẹ, hoàn toàn không có giá trị cho sự phát triển của con.
8. Hãy nói “Bố/Mẹ xin lỗi” khi chính mình sai. Điều đó làm con cảm thấy được tôn trọng và chính bản thân con cũng cảm thấy tôn trọng bố mẹ hơn.



HÃY TẠO TÀI KHOẢN VÀ ĐĂNG NHẬP

Bài học sẽ chi tiết hơn, nhiều kỹ năng hơn và có nhiều hỗ trợ giúp bạn học hiệu quả và mau tiến bộ. Hãy ĐĂNG NHẬP vào hệ thống để truy cập mục quản lý việc học của bạn. Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy TẠO TÀI KHOẢN tại đây. Việc đăng ký và gia hạn tài khoản là hoàn toàn miễn phí. Trong thời gian tới, ngoài hệ thống bài không yêu cầu đăng nhập ra thì e4k.vn sẽ soạn một số bài dành riêng cho member và học viên đòi hòi bạn phải đang nhập mới có thể học được. Hãy tạo tài khoản sớm và bạn và trải nghiệm những lợi ích mà Website mang lại cho thành viên.
Sau khi tạo tài khoản, Website sẽ tự động gửi link kich hoạt tài khoản vào email của bạn. GMAIL và YAHOO có thể kiểm duyệt và chuyển thư gửi tự động sang mục SPAM, bạn check cả 2 mục này và kích hoạt tài khoản nhé. Khi bạn đăng nhập, Website sẽ giúp bạn lưu lại thông tin mỗi lần bạn làm bài, nhờ đó bạn có thể giám sát được quá trình học cũng như nhận được các lời khuyên liên quan giúp việc học của bạn hiệu quả hơn. Mình lấy ví dụ một hình minh họa khi mình code và chạy thử ở phía dưới. Bạn có thể tham khảo.
Cảm ơn các bạn đã ghé qua website và hi vọng bạn có thể cải thiện kỹ năng tiếng anh qua các bài học.


Home   |  Page   |  Group   |  About Us
English for Kids là một phần của ELT, được thực hiện bởi
cô Huyền, thầy Sơn 2 bạn BiBi và Susie.
Chi phí duy trì server được sponsored bởi nhapkhau.top
Nếu bạn có lòng hảo tâm ủng hộ hãy tùy tâm chuyển khoản chung tay duy trì server cùng chúng tôi. Thông tin: Ngân hàng Techcombank. Chủ tài khoản: Phạm Thanh Sơn.
Số TK: 11521416740013 .
Xin chân thành cảm tạ
!